Băng đội trưởng là tấm băng thiêng liêng dành cho cầu thủ chủ chốt của một đội bóng. Thế nhưng mới đây FIFA đã đối đầu với 7 đội tuyển của Châu Âu về tấm băng này. Hãy cùng kubet tìm hiểu chi tiết việc này nhé.

Nguyên nhân xảy ra tranh cãi về băng đội trưởng

Việc 7 đội bóng Châu Âu đeo băng đội trưởng OneLove khi thi đấu tại World Cup có thể sẽ bị FIFA phạt đang gây ra nhiều tranh cãi. Điều này đang trở thành vấn đề được chú ý sau các trận đấu. Khi có nhiều ý kiến về nước chủ nhà, Chủ tịch Gianni Infantino của FIFA đã đề nghị các nước chỉ chú ý tới bóng đá khi World Cup Qatar 2022 sắp diễn ra. 

Nguyên nhân xảy ra tranh cãi về băng đội trưởng
Nguyên nhân xảy ra tranh cãi về băng đội trưởng

Tuy nhiên, mọi chuyện đã không đi theo hướng ông mong muốn. Các nước ủng hộ việc đeo băng đội trưởng OneLove là Pháp, Hà Lan, Bỉ, Anh, Thụy Điển, Xứ Wales, Đan Mạch, Đức, Thụy Sĩ và Na Uy. Theo DW, chiến dịch “OneLove” được Hiệp hội Bóng đá Hà Lan khởi xướng với mục đích bình đẳng và hòa nhập tại World Cup ở Qatar.

Màu cờ của cộng đồng LGBT được in hình trái tim trên chiếc băng đội trưởng. 6 màu của lá cờ đại diện cho các di sản, nguồn gốc, bản dạng giới và giới tính. Ngày 21/11 trước khi diễn ra trận đấu giữa Anh và Iran, FIFA ra thông báo. Cụ thể cầu thủ nào đeo băng đội trưởng OneLove có thể phải rời khỏi sân hoặc nhận thẻ vàng. CNN cho rằng FIFA đã vấp phải sự phản đối của 7 quốc gia này sau thông báo trên. 

Xem thêm : Kinh ngạc bí mật sau cái tên Enner Valencia

Đây có phải là sai lầm?

Theo tờ Telegraph ngày 24/11, Ngoại trưởng Bỉ Hadja Lahbib đã đeo băng OneLove trong trận Bỉ gặp Canada. Bên cạnh đó, bà cũng có cuộc nói chuyện với ông Gianni Infantino về việc đe dọa các đội tuyển ủng hộ chiến dịch này.

Trong khi đó ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock cũng đeo băng này khi theo dõi trận Đức và Nhật Bản trên khán đài. Bộ trưởng Nội vụ Đức cũng làm điều tương tự khi ngồi cùng Chủ tịch FIFA.

Đây có phải là sai lầm?
Đây có phải là sai lầm?

Theo Sky News, 7 liên đoàn bóng đá không để các đội trưởng đeo băng OneLove để bảo vệ các cầu thủ khỏi các án phạt mà FIFA đưa ra. Giám đốc điều hành của Hiệp hội bóng đá Đan Mạch là Jakob Jensen đã đề cập đến vấn đề này. Ông cho rằng việc nói về nhân quyền hay những quyết định của FIFA đều không phải trách nhiệm của các cầu thủ.

“Những cầu thủ của chúng tôi đã mơ ước về việc tham gia World Cup từ khi còn nhỏ. Chúng tôi sẽ không để họ bị đuổi khỏi sân. Thắng hay bại thì phải được quyết định trên sân chứ không phải phía sau bàn giấy. Vì vậy, chúng tôi sẽ làm điều này”.

Tuy nhiên, vài cầu thủ lại nghĩ điều này đáng để đánh đổi. “Đây có thể là lời tuyên bố thật tuyệt vời”, cựu tiền vệ Roy Keane đã phát biểu trên ITV. “Hãy làm điều đó trong trận đấu đầu tiên. Nếu Gareth Bale hoặc Harry Kane bị thẻ vàng thì đó sẽ là thông điệp của họ”.

“Vì không muốn bị treo giò nên bạn không đeo nó. Tôi nghĩ điều đó là sai lầm khá lớn”, Keane nói thêm.

Hành động của giới bóng đá

Josh Cavallo là cầu thủ đồng tính duy nhất công khai trên thế giới. Anh cảm thấy không công bằng khi quyết định xử phạt các cầu thủ đeo băng OneLove. Bên cạnh đó, một số người hoài nghi về các tác động của chiến dịch này tại World Cup ở Qatar – nơi hình sự hóa việc đồng tính luyến ái.

Khya Gott đại diện của Pride in Football phát biểu: “Chiếc băng đội trưởng OneLove chính là một biểu tượng. Điều đó không đem lại những tuyên bố như họ tưởng. Hành động mà các cầu thủ làm chỉ quan trọng và cần thiết khi được thực hiện 1 cách đúng đắn”. 

Hành động của giới bóng đá
Hành động của giới bóng đá

Khya Gott cũng chỉ ra rằng chiến dịch này nói lên quyền của cộng đồng LGBT. Bên cạnh đó còn là lời kêu gọi chấm dứt sự phân biệt đối xử dưới bất kỳ hình thức nào.

Hồi tháng 9, Hiệp hội Bóng đá Anh đã cho biết mục đích của chiến dịch này. Họ sẽ sử dụng ảnh hưởng của giải bóng đá lớn nhất hành tinh lên sự chú ý của thế giới. Điều này sẽ dễ dàng mang đến sự hòa nhập và truyền tải thông điệp về việc phòng chống nạn phân biệt đối xử dưới mọi hình thức.

Ở giải đấu UEFA Nations League diễn ra trước World Cup vài tháng, các cầu thủ cũng đeo băng đội trưởng OneLove khi ra sân. Cho đến 21/11, FIFA mới thông báo xử phạt. Tuy nhiên, việc xử phạt không thể ngăn các cầu thủ bày tỏ quan điểm của mình. Tại World Cup 2022, trong trận đối đầu với Nhật Bản, các cầu thủ Đức đã có hành động phản đối.

Cụ thể họ đã tự lấy tay bịt miệng mình khi chụp ảnh trước trận. Theo trang chủ của đội tuyển Đức, đây là hành động đáp trả FIFA. Họ cho rằng FIFA cấm các đội tuyển mang băng cầu vồng chẳng khác nào bịt miệng họ. Vậy nên tuyển Đức giữ vững lập trường bằng hành động này.

Xem thêm : Nhật Bản đánh bại ĐT Đức, niềm hân hoan của cả châu Á

Kết luận

Như vậy chúng ta có thể thấy rằng tấm băng đội trưởng OneLove đã tạo nên một luồng tranh cãi lớn tại World Cup 2022. Chắc chắn FIFA phải sớm giải quyết dứt điểm điều này nếu không muốn mọi chuyện tệ hại hơn. Nếu muốn tìm thêm tin tức về World Cup, bạn hãy đón đọc những bài viết tiếp theo nhé!