Như các bạn đã biết, đối với bất kỳ bộ môn thể thao nào cũng đều cần những vị trí thi đấu như tiền vệ, hậu vệ, trung phong,… Với mỗi môn thể thao khác nhau đều cần có yêu cầu nhất định về các các vị trí thi đấu. Tuy nhiên, những tiêu chuẩn, kỹ thuật, yêu cầu của bóng rổ lại không hề giống như những môn khác như bóng đá, bóng chuyền,v.v…Trong bóng rổ cũng vậy, có thể các bạn nắm rõ những vị trí cầu thủ trong bóng đá, ngược lại vị trí thi đấu trong bóng rổ lại không giống vậy. Chính vì vậy, bài viết dưới đây trang Kubet sẽ cung cấp cho các bạn biết những thông tin hữu ích về các vị trí trong bóng rổ.

Các vị trí trong bóng rổ có thể bạn chưa biết
Mục lục
Point Guard: Hậu vệ dẫn bóng
Vị trí PG hay còn được gọi là Hậu vệ dẫn bóng. Một vị trí trên sân bóng rổ không thể thiếu.
Nếu như trong bóng đá thì hậu vệ đa phần giữ vai trò bảo vệ khung thành, chống đối phương tấn công và hỗ trợ tuyến trên thì đối với bóng rổ đây lại là vị trí gần như quyết định các bài tấn công của toàn đội và thường thuộc về người có kỹ năng dẫn bóng tốt nhất nhì trong đội.
Point Guard chịu trách nhiệm sắp xếp đội hình tấn công, đưa bóng chắc chắn lên phần sân của đối thủ và quan sát, tìm những đồng đội mình trong một vị thế tốt để chuyền bóng. Dễ hiểu nhất để nói về các PG chính là người có thể kiến tạo chính cho đồng đội hoặc tự mình tấn công khi cần.
Như vậy có thể khẳng định PG chính là một trong các vị trí trong bóng rổ đặc biệt quan trọng quyết định tới thành bại của trận đấu. Vì vậy, một hậu vệ không chỉ cần sở hữu kỹ năng tốt, khả năng dẫn bóng giỏi mà còn phải là người có khả năng nắm bắt được trận đấu và có thể kiểm soát trận đấu.
Chỉ có như vậy thì họ mới có thể thực hiện nhiệm vụ của họ là tung ra những đường chuyền sắc sảo vào khu vực bảng rổ của đối phương. Đặc biệt, một PG xuất sắc không thể thiếu vũ khí lợi hại nhất đó là những cú ném 3 điểm.
Nếu bạn muốn thi đấu ở vị trí này thì hãy lưu ý những yêu cầu cũng như thông tin trên để tiến hành tập luyện nhé.
Shooting Guard – Hậu vệ ghi điểm
Khi tìm hiểu về hậu vệ dẫn bóng ta biết rằng nhiệm vụ của họ là di chuyển, quan sát, dẫn bóng và tung ra những đường chuyền tốt nhất cho đồng đội dứt điểm. Vậy thì Shooting Guard chính là người lựa chọn vị trí, di chuyển để nhận và thực hiện nhiệm vụ ghi điểm đó.

Hậu vệ ghi điểm (Shooting Guard – SG) là vị trí chơi toàn diện, ném nhiều nhất trong game và có thể xem là nhạc công của mỗi đội bóng. Một Shooting Guard giỏi phải thật sự bản lĩnh, phán đoán nhanh nhạy và có thể chạy nhanh chóng đổi vị trí cho Small Forward. Đây là vị trí ghi điểm nhiều nhất trong trận đấu.
Vì vậy, những kỹ năng cần thiết nhất cho một Shooting Guard phải có là kỹ năng ném tốt và khả năng quan sát, di chuyển tới vị trí thuận lợi nhất.
Small Forward – Tiền đạo phụ
Small Forward – SF là vị trí có vai trò chủ yếu là ghi điểm hơn là phòng thủ, tiền đạo phụ nghiêng về tấn công nhiều hơn. Cầu thủ chơi ở vị trí này thường là người đa năng, sở hữu kỹ thuật cá nhân tốt, tốc độ và khả năng linh hoạt cao hơn so với các vị trí trong bóng rổ khác.
Một tiền đạo phụ giỏi yêu cầu phải nhanh nhẹn, nắm bắt rõ các đường di chuyển trên sân. Họ phải chạy về phòng thủ giúp hậu vệ khi bị phản công nhanh. Ngoài ra, một điểm không thể thiếu của một SF là khả năng hiểu ý với PF và Center khi thi đấu trên sân. Tiền đạo phụ là hỗ trợ tốt nhất cho các động đội khi thi đấu trên sân, vì vậy, việc lựa chọn tiền đạo phụ cũng có ý nghĩa quan trọng không kém so với tiền đạo.
Như vậy, ta có thể hiểu rằng đây là mẫu cầu thủ đa năng. Có thể liên tục hoán đổi vai trò phòng ngự, phản công nhanh chóng.
Power Forward – Tiền đạo chính
Power Forward – PF hay còn gọi là tiền đạo chính, thường là người sở hữu chiều cao lý tưởng, sức mạnh to lớn hơn những vị trí trong bóng rổ khác khi tham gia thi đấu. Họ chơi ở những vị trí cố định được huấn luyện viên xác định theo đúng chiến thuật đặt ra. Nhiệm vụ của các tiền đạo chính là ghi điểm khi bóng bật bảng, các vị trí ghi điểm đều rất quan trọng. Đặc biệt là hỗ trợ trung phong nhiều nhất trong rebound cả khi tấn công lẫn phòng thủ.

Một cầu thủ Power Forward giỏi cần là người có sức mạnh và cơ bắp. Vì vậy, bạn hãy luyện tập thể lực, khả năng tranh chấp, di chuyển và ném bóng để chơi tốt vị trí tiền đạo chủ lực nhé. Hơn nữa, PF nên tích cực phòng thủ và tấn công để làm cầu nối cho hậu vệ với trung phong.
Qua đây, các bạn đã biết các vị trí trong bóng rổ quan trọng và không thể thiếu khi tham gia trận đấu. Những vị trí này đều rất cần thiết trong đội hình thi đấu bóng thi đấu bóng rổ để có cơ hội giành chiến thắng cao nhất.