Luật bóng đá 5 người do uỷ ban thể dụng thể thao Việt Nam (VFF) đề ra có những điều gì mà anh em cần phải lưu ý?

Luật bóng đá 5 người do VFF đặt ra cho từng vị trí trong sân

Bóng đá 5 người – hay còn gọi là bóng đá mini – vẫn luôn là môn thể thao rất được ưa thích tại rất nhiều quốc gia, trong đó có cả Việt Nam. Nhờ tổng số người chơi ít mà những cầu thủ có thể phát huy tối đa được kĩ năng cá nhân và khả năng phối hợp của mình với những người đồng đội. Qua bài viết hôm nay, bạn sẽ được tìm hiểu về luật bóng đá 5 người do VFF đề ra cho từng vị trí trong sân.

luật thi đấu 5 người trong bóng đá

Giới thiệu luật bóng đá 5 người

Bóng đá 5 người còn có tên gọi khác là bóng đá mini. Đây là một trong những biến thể của bóng đá truyền thống, cùng với Futsal và đá phủi.Trong sân, ở mỗi đội được phép có 5 thành viên tại những vị trí khác nhau, thi đấu với đội bên kia và ghi nhiều bàn hơn để giành được chiến thắng:

Luật 1: Sân thi đấu

Sân thi đấu phải có hình chữ nhật, chiều dọc sân luôn luôn phải lớn hơn chiều ngang theo tỉ lệ cân đối. Kích thước sân thi đấu tối đa cho chiều dọc là 42m, tối thiểu là 25m. Còn với chiều ngang thì kích thước tối đa sẽ là 25m, tối thiểu 15m.

Luật 2: Bóng

Áp suất tiêu chuẩn cho bóng: Từ 400 – 600 gr/cm2 .
Bóng phải có chu vi trong khoảng 62 – 64cm. Trọng lượng quả bóng trong tầm 440g và nhẹ hơn 400g khi được đưa vào sân

Luật 3: Số lượng cầu thủ

Mỗi đội phải có 5 cầu thủ đá chính với 1 thủ môn, được phép có tối đa 7 cầu thủ dự bị bên ngoài sân cho mỗi đội. Số lượt thay người trong một trận sẽ không bị giới hạn và cả những người từng bị thay ra vẫn có thể vào lại.

Luật 4: Trang phục cầu thủ

Hai đội phải mặc áo khác màu nhau, cả các thủ môn cũng phải sử dụng màu áo khác với tất cả mọi người.

Luật 5: Trọng tài chính

Một trận đấu sẽ có một trọng tài chính chịu trách nhiệm điều khiển cả trận bóng, trong thời gian thi đấu thì đây là người có quyền cao nhất.

kích thước sân và vị trí quan trọng trong sân

Luật 6: Trọng tài thứ 2

Trọng tài thứ hai có nhiệm vụ và quyền hạn tương tự như trọng tài chính và hoạt động ở phía phần sân đối diện.

Luật 7: Thư ký bấm giờ và trọng tài thứ 3

Thư kí bấm giờ có nhiệm vụ ghi chép lại chính xác các hoạt động trên sân và thời gian mà trận đấu bị trì hoãn. Trọng tài thứ 3 có vai trò giám sát thư ký bấm giờ làm việc và liệt kê những lỗi mà cầu thủ gây ra trong trận đấu.

Luật 8: Thời gian thi đấu

Thông thường, mỗi trận đấu có hai hiệp, mỗi hiệp kéo dài khoảng 20 phút không tính bù giờ.

Luật 9: Bắt đầu và bắt đầu lại trận đấu

Khi trận đấu bắt đầu, trọng tài sẽ tung đồng xu để quyết định bên giao bóng. Khi trận đấu tạm dừng vì một lý do nào đó thì quả bóng sẽ được trọng tài tung xuống vị trí cũ, sau đó cầu thủ hai bên tiếp tục tranh chấp.

Luật 10: Bóng trong cuộc và bóng ngoài cuộc

Bóng ngoài cuộc sau tiếng còi của trọng tài hoặc sau khi đã ra ngoài vạch biên.

Luật 11: Bàn thắng hợp lệ

Bàn thắng hợp lệ là bàn thắng không vi phạm vào luật bàn thắng của bóng đá truyền thống, không có sự can thiệp của tay người sút.

Luật 12: Lỗi và hành vi thiếu đạo đức

Những hành vi lỗi và thiếu đạo đức sẽ bị thổi phạt, nhận thẻ vàng hay nặng hơn là truất quyền thi đấu trực tiếp. Hệ thống lỗi của bóng đá 5 người cũng tương tự với bóng đá truyền thống.

phạm lỗi trong sân 5 người

Luật 13: Những quả phạt

Có hai loại sút phạt là sút phạt trực tiếp (bóng vào gôn tính bàn) và sút phạt gián tiếp (bóng chạm chân cầu thủ trước khi vào gôn.

Luật 14: Lỗi tổng hợp

Lỗi tổng hợp trong luật bóng đá 5 người cũng tương tự như với bóng đá truyền thống, chỉ có một điểm khác biệt duy nhất là khi đá phạt, người đá phải được thông báo trước với trọng tài.

Luật 15: Phạt đền

Phạt đền diễn ra khi có ai đó phạm lỗi với cầu thủ đối phương đang trong khu vực vòng cấm của đội mình. Người đá phạt phải được thông báo rõ ràng với trọng tài.

Luật 16: Đá biên

Khi có cầu thủ nào đá bóng ra ngoài đường biên dọc, đội kia được hưởng một quả đá biên.

Chiến thuật hiệu quả thường dùng trong sân bóng 5 người

Luật 17: Quả ném phát bóng

Khi cầu thủ bên tấn công đá bóng ra khỏi vạch biên ngang thì thủ môn bên phòng ngự được hưởng một quả ném phát bóng.

Luật 18: Quả phạt góc

Quả phạt góc diễn ra cho một đội khi có cầu thủ đội bên kia đá quả bóng xuống dưới đường biên ngang sân mình.

Luật bóng đá 5 người cho thủ môn

Trong luật bóng đá 5 người, thủ môn cũng là vị trí vô cùng quan trọng và phải tuân thủ thêm một số luật riêng, cụ thể như:

Luật 1: Trang phục của thủ môn

Thủ môn phải sở hữu trang phục khác màu với những cầu thủ khác trong đội cũng như đội bạn.

Luật 2: Thay thủ môn

Khi một thủ môn không thể thi đấu tiếp được vì vấn đề sức khoẻ hoặc sự cố gặp phải trong trận đấu thì đội đó sẽ phải thay một thủ môn khác vào.

Luật 3: Phạt gián tiếp

Thủ môn có thể bị phạt gián tiếp nếu như giữ bóng trong tay quá lâu để câu giờ hoặc bắt lại bóng mà đồng đội chuyền về bằng tay.

Luật 4: Phạt đền

Khi gặp phải quả phạt đền, thủ môn phải đứng cao hơn vạch gôn một chút và lựa chọn cho mình chỗ đứng thoải mái nhất.

Luật sân bóng 5 người dành riêng cho thủ môn

Luật 5: Phát bóng

Khi bóng “chết”, tức là đã đi hết biên ngang thì thủ môn sẽ buộc phải dùng tay để phát bóng lên trước khi bị thổi phạt do giữ bóng quá 4 giây. Còn với bóng sống thì có thể tuỳ ý phát lên bằng tay hay bằng chân đều được.

Trên đây là toàn bộ luật bóng đá 5 người mà tất cả cầu thủ đều nên học thuộc để không mắc sai lầm trong trận đấu. Với bộ môn thể thao này, anh em có thể phát huy tối ưu được kĩ thuật cá nhân và khả năng phối hợp chớp nhoáng với đồng đội, tạo ra những pha highlight đẹp mắt và đầy hoa mỹ.