Vào ngày rằm, mùng 1 hàng tháng, các gia đình sẽ biện hương hoa, trà quả để dâng cúng thần linh, gia tiên. Vậy mâm cúng rằm, mùng 1 đúng chuẩn phong tục sẽ gồm những gì? Nên khấn nôm hay khấn bài? Cùng tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này ngay trong bài viết dưới đây nhé.

Tại sao phải cúng rằm hàng tháng?

Có rất nhiều quan điểm xoay quanh vấn đề vì sao phải cúng rằm, mùng 1 hàng tháng. Theo dân gian, mùng 1 ngày rằm là thời điểm trời đất hòa hợp. Lúc này, mặt trời và mặt trăng sẽ cùng nằm trên một đường thẳng. Nó tỏa ra nguồn năng lượng tác động không nhỏ đến cuộc sống của con người.

Cũng vì lẽ này mà người xưa bảo nhau cúng lễ với mong muốn thiên tai địch hoa sớm qua. Tuy nhiên, cũng có một vài quan niệm khác lại cho rằng, rằm mùng 1 là ngày để con cháu nhớ đến công ơn dưỡng dục của ông bà, cha mẹ. Đồng thời, đây cũng là thời điểm lý tưởng để mọi điều mong cầu trở thành hiện thực.

Mâm cúng rằm mùng 1
Có rất nhiều cách lý giải vì sao phải cúng rằm, mùng 1 hàng tháng

Phật giáo thì lại xếp hai ngày rằm và mùng 1 là ngày ăn chay. Trong ngày này, các con nhang, Phật tử sẽ ăn chay để cầu an cho bản thân và gia đình. Cùng lúc đó là sám hối và cầu siêu cho các vong linh được siêu thoát.

Người theo Nho giáo thì xem rằm, mùng 1 là lúc đất trời giao thoa. Khi ấy, con cháu dưới trần gian thắp hương và cầu khấn thì ông bà, tổ tiên ở trên cao sẽ nghe thấy.

Mâm cúng rằm mùng 1 hàng tháng gồm những gì?

Giống như những ngày lễ khác, mâm cúng rằm, mùng 1 sẽ được chuẩn bị theo phong tục của từng vùng miền, địa phương. Gia chủ sẽ sắm lễ theo điều kiện của gia đình, chủ yếu là thành tâm chuẩn bị.

Mâm cúng chay ngày rằm, mùng 1

Mâm cúng rằm, mùng 1 cỗ chay thường không cần chuẩn bị quá cầu kỳ. Trước tiên là bạn cần có hoa, hương, nến, nước, trái cây. Ngoài ra, mâm cơm cúng có thể chuẩn bị thêm: Xôi, chè, canh và các món chay.

Xem thêm: Cách làm lễ cúng xe mới: Mâm lễ và văn khấn đúng phong tục

Mâm cỗ cúng rằm, mùng 1 đủ đầy
Mâm cỗ cúng rằm, mùng 1 đủ đầy

Mâm cúng mặn ngày rằm, mùng 1

Đối với mâm cúng mặn, gia chủ có thể chuẩn bị những món ăn hàng ngày như: Thịt gà, canh măng, món xào, giò, nem… Tùy theo phong tục của từng vùng miền mà sắm lễ theo.

Một số điều cần chú ý khi cúng rằm, mùng 1?

Lau dọn ban thờ

Bàn thờ là nơi linh thiêng nhất trong ngôi nhà. Vì thế, trước khi làm lễ cúng rằm, mùng 1, gia chủ cần lau dọn cho ban thờ sạch sẽ. Chú ý, không được đụng chạm hay xê dịch bát hương

Trước khi tiến hành bao sái, cần có một chút lễ mọn để báo cáo, xin phép thần linh, gia tiên.

Lễ vật không cần quá nhiều

Ngày rằm, mùng 1, mâm lễ cúng không cần quá cầu kỳ như các ngày lễ lớn. Tuy nhiên, gia chủ vẫn cần chuẩn bị đủ hương, hoa, trà, quả, rượu như đã hướng dẫn ở phần trước.

Cần lưu ý, các đồ đặt lên mâm cúng rằm, mùng 1 phải là đồ sạch sẽ.  Không để những thứ đã dùng qua rồi đặt lên bàn thờ.

Khi bày mâm lễ, cần tách riêng mâm lễ mặn và mâm lễ chay. Tối kỵ không đặt chung, như thế sẽ bị bề trên quở trách.

Thắp bao nhiêu nén hương

Thông thường, người ta sẽ lựa chọn số cây hương lẻ để thắp. Mỗi một nén hương sẽ mang ý nghĩa khác nhau. Vào ngày rằm, mùng 1, gia chủ có thể thắp 1 – 3 – 5 – 7 – 9 nén hương.

Đối với các gia đình có không gian hẹp thì nên thắp số lượng cây hương vừa phải. Thắp 3 nén đối với ban thờ Phật và 1 nén cho các bát hương còn lại.

Khi thắp hương, gia chủ phải ăn mặc chỉnh tề, sạch sẽ
Khi thắp hương, gia chủ phải ăn mặc chỉnh tề, sạch sẽ

Khi thắp hương, gia chủ phải ăn mặc chỉnh tề, sạch sẽ

Văn khấn cúng rằm, mùng 1 chuẩn phong tục

Phong tục dân gian của người Việt có lưu truyền lại rất nhiều bài văn khấn ngày rằm, mùng 1. Dưới đây là bài văn khấn phổ biến được nhiều gia đình lựa chọn.

Con nam mô a di đà Phật!

Kính lạy 9 phương trời mười phương chư Phật cùng chư Phật ở mười phương.

Kính lạy lạy Hoàng thiên Hậu Thổ, các chư vị Tôn thần, ngài Thành Hoàng, Thổ địa, Táo Quân.

Kính lạy các vị tổ tiên, các chư vị Hương linh

Con là: ………………

Hiện đang ngụ tại: …………………………………

Hôm nay là ngày…., con nhờ ơn đức của bề trên xin sắm mâm lễ với hương, hoa, trà, quả dâng lên trước án. Kính mời các ngài giáng lâm trước án để chứng giám cho lòng thành của chúng con và hưởng thụ mâm lễ vật.

Chúng con kính mời các chư vị Hương linh của nội ngoại họ…. Mong cầu các cụ xót thương con cháu, linh thiêng hiện về đây để chứng giám lòng thành và hưởng lễ vật.

Kính mời các vị thần linh đang chủ ngụ tại nhà này, phù hộ cho gia chúng con mọi sự bình an, làm ăn phát tài, hòa thuận.

Cúi xin được phù hộ độ trì.

Con Nam mô a di đà Phật! (3 lần).

Kết luận

Rằm, mùng 1 là ngày lễ quan trọng trong một tháng mà gia chủ không thể bỏ qua. Trên đây là hướng dẫn cách chuẩn bị mâm cúng rằm, mùng 1 để bạn tham khảo. Mong rằng, qua bài viết này, bạn sẽ biết cách sắm lễ và cúng rằm sao cho đúng phong tục nhất.